Theo Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam (VIBCA), ngành gạch ốp lát đang trong thời kì khó khăn khi phải đối đầu với gạch nhập khẩu từ Trung Quốc
“Thị trường bị thu hẹp”
Điều khiến các nhà sản xuất đau đầu là hoạt động xây dựng và thị trường BĐS Việt Nam năm nay sụt giảm mạnh, nhưng giá trị tiêu thụ của gạch ốp lát Trung Quốc lại tăng thêm. Sự phũ phàng ấy lý giải vì sao rất nhiều các DN gạch như Gạch Prime ,ceramic, granite nội địa buộc phải dừng dây chuyền sản xuất nhưng vẫn ế ẩm, hàng tồn kho chất cao như… núi! Mức tồn kho các loại gạch hiện được ước đã vượt quá 30 triệu m2.
Sở dĩ có tình trạng trên là vì giá bán các mặt hàng gạch ốp lát của Việt Nam thường cao hơn giá bán gạch nhập khẩu từ Trung Quốc. Không phải chỉ rẻ hơn một hai chục nghìn đồng, mà sự chênh lệch trong một số chủng loại có thể lên tới 30 -50 nghìn đồng. Không thể phủ nhận đây là lý do rất quan trọng khiến người tiêu dùng rất dễ bị “nghiêng” về hàng Trung Quốc. Tất nhiên còn rất nhiều lý do khác khiến người tiêu dùng “nghiêng ngả” nhưng chỉ nội chuyện chênh lệch giá bán đã đẩy cán cân tiêu thụ lệch hẳn về phía hàng Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là: Thuế suất nhập khẩu gạch từ Trung Quốc hiện đang bị áp thuế suất 25% hoặc thậm chí còn cao hơn nữa với một số mã hàng, vậy lấy đâu ra mức giá bán cạnh tranh chênh lệch lớn đến như vậy? Về vấn đề này, ông Đinh Quang Huy giám đốc công ty gạch prime Nga Việt cho rằng, một trong những chiêu gian lận thương mại phổ biến nhất hiện nay là DN nhập khẩu chỉ xuất trình hóa đơn mua hàng với giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế từ 50 - 70%, hoặc kê khai số lượng nhập khẩu ít hơn số lượng thực tế, sử dụng hóa đơn quay vòng và hợp thức hóa việc thông quan nấp dưới hình thức phục vụ nhu cầu sử dụng.
Hậu quả là tiền thuế Nhà nước thu về chẳng đáng là bao trên giá trị, trong khi các DN gạch ốp lát ngày càng lâm vào tình trạng khó khăn hơn... Trước tình thế cấp bách này, Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam buộc phải kiến nghị khẩn cấp tới Chính phủ báo cáo thực trạng trên nhằm đưa mặt hàng gạch ốp lát nhập khẩu từ Trung Quốc vào danh mục rủi ro và áp giá thuế tính trên mét vuông, theo từng loại kích thước. Cụ thể áp ở mức từ 5 - 12 USD/m2 đối với gạch ceramic tráng men mã số HS 6908, từ 5 - 13 USD/m2 đối với gạch ceramic mài bóng hoặc giả cổ mã số HS 6907.
“Đây là đề xuất quan trọng và có ý nghĩa sống còn đối với DN sản xuất gạch ốp lát trong nước”, ông Huy tỏ ra hết sức bức xúc: “Với sự thông đồng của bên bán ở nước ngoài, các đơn vị nhập khẩu của Việt Nam ghi giá mua trong hóa đơn thấp hơn giá bán thực tế, khi thông quan, DN chỉ cần xuất trình hóa đơn còn giá thực tế như thế nào ngành chức năng lại không biết”.
Chi phí đầu vào thấp đi nhờ gian lận thuế, trong khi DN nội địa lại phải áp thuế nhập khẩu một số nguyên liệu đầu vào với thuế suất cao, do đó giá gạch nhập khẩu có giá bán thấp hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước...
Lục đục xảy ra trong nội bộ ngành sản xuất gạch ốp lát
Gạch ốp lát Trung Quốc xâm nhập tới các TP lớn như TP.HCM, Hà Nội... mà còn hoành hành tại tất cả các tỉnh thành, thôn quê trên cả nước. Nói cho rõ hơn, gạch Trung Quốc đã công khai tuyên chiến trên tất cả các phân khúc thị trường từ thấp cấp tới cao cấp.Thực tế này đã khác xa so với bối cảnh cách đây vài năm về trước, khi song song với bài toán giá rẻ, gạch Trung Quốc chủ yếu “chiến đấu” trên phân khúc thị trường giá thấp hoặc trung bình.
Phân tích sâu bài toán “phân khúc thị trường”, điều dễ thấy ở các thị trường lớn là các loại gạch ốp lát của Trung Quốc chủ yếu là gạch granite, gạch prime,ceramic lát nền loại kích thước lớn như 60x60cm, 80x80cm, thậm chí 120x120cm hoặc gạch ốp tường prime , nhà vệ sinh kích cỡ 30x45cm, 30x60cm. Nói theo ngôn ngữ chuyên ngành của dân sản xuất gạch thì đây là những dòng sản phẩm có giá bán cao, lời lãi cao và đẳng cấp cao, đồng thời có quyền tự ấn định giá bán bởi có quá ít đối thủ Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh ngang ngửa với họ trên mảng sản phẩm này.
Nếu thực sự hiểu về ngành sản xuất gạch ốp lát Việt Nam, sẽ không ai dám chỉ nhìn thực trạng trên mà vội hồ đồ cho rằng các nhà sản xuất của ta yếu hơn. Vấn đề ở chỗ, đối thủ của chúng ta là gạch Trung Quốc, nhưng đó là “phép cộng tổng lực” của hàng trăm nhà sản xuất với tổng sản lượng của họ đang chiếm tới 1/3 sản lượng gạch ốp lát của cả thế giới, nghĩa là vào khoảng 6 tỷ m2 gạch ốp lát các loại.
Sức mạnh tổng lực ấy cho phép Trung Quốc có thể tung ra thị trường hàng trăm, hàng nghìn mẫu mã và tạo nên một dấu ấn “tấn công” sâu sắc! Người tiêu dùng chỉ cần nghĩ tới hàng Trung Quốc là đã “hoa mắt” với đủ các loại mẫu mã, hàng trăm cách tạo ấn tượng khác nhau, từ màu sắc đến cách thức design đồng bộ, kiểu cách tạo nên những mảng tranh gạch ấn tượng bởi vô số công nghệ “in ấn” khác nhau.
Trong khi đó, thử làm một phép so sánh với Việt Nam, riêng ngành sản xuất gạch granite nhân tạo hiện chỉ có vài ba cái tên nổi tiếng như VIGLACERA, Đồng Tâm, Taicera, Prime Nga Việt… Trong trường hợp mở hết “tốc lực” thì “phép cộng” của chúng ta cũng không có quá nhiều mẫu mã để tạo được dấu ấn tấn công như vũ bão của đối thủ với muôn hình vạn trạng các kiểu cách tạo hiệu ứng bề mặt trang trí. Họ có vô số các loại hình hiệu ứng bề mặt khác nhau mà những kiểu cách mẫu mã đó có khi ngay cả tận “vương quốc” sản sinh ra dòng gạch ngói cao cấp mang tên granite như Ý, Tây Ban Nha cũng chưa có…
Nói như thế để thấy cuộc chiến này còn ở một “thang bậc” cao hơn mà nếu chỉ quẩn quanh với bài toán giá bán là chưa dám nhìn thẳng sự thật và chưa đi tới tận cùng của giải pháp chống chọi với hàng Trung Quốc nhập khẩu.
Đáng lưu tâm là, trước đề xuất của VIBCA về việc áp thuế tính theo mét vuông nhập khẩu, Bộ Tài chính cho biết sẽ khó thực hiện biện pháp này. Hiện nay mức thuế nhập khẩu mà chúng ta đang áp dụng theo cam kết WTO là 25% nên không thể nâng cao hơn nữa. Ngược lại, thuế sẽ ngày càng thu hẹp, giảm theo lộ trình cam kết.
Do vậy, để nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng này, về phía quản lý nhà nước, các bộ ngành cần đẩy mạnh nhập cuộc kiểm soát chặt chẽ chất lượng mặt hàng nhập khẩu, tính đúng tính đủ thuế nhập khẩu để chặn đứng tình trạng khai báo man trá hạ thấp đầu vào, chống buôn lậu...
Phần còn lại, trách nhiệm chính vẫn thuộc về các DN Việt Nam trong việc đa dạng hóa các mặt hàng, cũng như sự bắt tay hợp tác giữa các nhà sản xuất trong Hiệp hội để có chiến lược lấy lại “miếng bánh thị phần” trên chính thị trường của chúng ta.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét